Điểm yếu của mỹ nhân này là cơ thể có mùi không dễ chịu. Tuy nhiên,
là sủng phi của vua, nàng biết cách che lấp nó. Dương Quý Phi trông thì
bề ngoài rất ổn, rất phù hợp với con mắt thẩm mỹ của đời Đường, nhưng
rất nhiều người không hề biết rằng cơ thể nàng có mùi hôi, vì thế nàng
đặc biệt thích tắm gội.
Vẻ đẹp của Dương Quý Phi là vẻ đẹp tròn trịa, nàng đẫy đà mà không phì
nộn, da dẻ mịn màng, mềm mại, hồng hào. Vẻ đẹp của nàng đã khiến cho
Đường Minh Hoàng, vị hoàng đế đã có một thời trẻ trai oanh liệt, phải sa
đắm vào vòng sắc dục mê nhân. Nhưng có lẽ ông đã không mê đắm quý phi
của mình đến mụ mị thế nếu nàng không năng… tắm gội. Ở phía tây Ly Sơn
có một suối nóng, tương truyền từ đời Hán.....
Người ta cho rằng nước suối
nóng có thể khử tà khí, trừ dịch bệnh. Đến đời Đường, nơi này mọc lên
Cung Ôn Tuyền (“ôn tuyền” là suối nước ấm nóng), dành cho vua chúa đến
ở.
Suối nóng chứa chất lưu huỳnh và các khoáng chất có thể chữa các bệnh ngoài da, trừ hãn khử phong. Chữa bệnh bằng cách tắm suối nóng là phương cách được truyền lại từ y học cổ truyền của Ấn Độ từ thời kỳ giữa đời Hán. Dương Quý Phi tắm nước suối nóng vừa là để tự tin, vừa là để lợi dụng những chất khoáng thiên nhiên trong nước suối để làm đẹp da.
Không phải lúc nào cũng tiện tắm suối nóng, và chỉ tắm suối nóng không thì e vẫn chưa đủ, Dương Quý Phi buộc phải có những bài thuốc tắm đặc biệt để che giấu khuyết điểm là mùi hôi cơ thể và còn giúp giữ gìn vẻ đẹp tươi rói lâu dài.
Một trong những bài thuốc đó là sử dụng lá dâu tằm và lá tầm ma (tầm gai). Đây là những loại lá cây chứa nhiều chất diệp lục, có thể giúp thần kinh tĩnh tại, đẩy mạnh quá trình tái sinh làn da, làm da dẻ sáng tươi.
Trước khi tắm gội, Dương Quý Phi thường đem lá dâu tằm và lá tầm ma ngâm trong nước một thời gian rồi vớt bỏ lá đi, lấy nước đó tắm gội. Thang nước tắm tuyệt hay này có thể làm cho da thịt sạch mịn, mềm mại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét