Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể con người, có tác dụng chống
nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị “sốc” vì các âm
thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ráy tai còn có
thể tiết lộ việc chủ nhân của nó có bị… hôi nách hay không.
Ráy tai thường bị buộc tội là “đồ rác rưởi”, chỉ cản trở âm thanh và gây
nên ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, ngay cả khi không có trong tay những
“đồ nghề chuyên nghiệp”, nhiều người vẫn dùng cả móng tay, que diêm, cặp
tóc, tăm xỉa răng… để loại trừ cho hết ráy tai. Không hiếm người còn
xem chuyện lấy ráy tai như một thú tiêu khiển, cứ vài ngày lại đến hiệu
cắt tóc lấy ráy tai để “thư giãn”…
Bản thân ráy tai không phải là một môi trường mà vi khuẩn có thể sinh
sống. Hơn thế nữa, nó còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào
trong lỗ tai, đụng phải thứ “thuốc sát trùng” này sẽ bị chết, vì vậy
tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn....
Nếu trong mồ hôi có nhiều chất béo và chất đạm, khi phân giải sẽ phát ra một thứ mùi hôi đặc biệt (mùi hôi nách). Số liệu thống kê cho thấy, trong số những người có “ráy tai ẩm”, khoảng 93% đồng thời bị mắc chứng hôi nách.
Cho nên, chỉ cần quan sát kỹ lỗ tai cũng có thể biết gần như chính xác một người có bị chứng hôi nách hay không. Số liệu thống kê y học còn cho thấy, đa số người châu Âu và châu Phi có ráy tai ẩm; trong khi đó đa số người châu Á có ráy tai khô (90-96%).
Các nghiên cứu còn phát hiện thấy, tế bào tuyến sữa ở phụ nữ và tế bào tuyến ráy tai ở trẻ sơ sinh cũng thuộc cùng một loại. Và điều đặc biệt có ý nghĩa là: nếu như hài nhi có ráy tai ít và mềm thì người mẹ lại có quá nhiều sữa. Khi đó, tuyến sữa của người mẹ hoạt động quá mạnh và nguy cơ bị mắc ung thư vú cũng sẽ tăng lên. Như vậy, ráy tai còn có thể sử dụng như một phương pháp đơn giản để chẩn đoán và dự phòng bệnh tật.
Đó cũng là một trong những phát hiện thú vị để bạn có thể nhận biết mùi cơ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét