Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Chia tay chiếc áo mới mua vì dính mùi hôi nách

Chiếc áo sơ mi màu trắng, sau 1 tuần T mượn của tôi giờ đã thành … cháo lòng. Nhưng chuyện không thể ngờ tối đó là T lại mắc bệnh “hôi nách” tương đối nặng. Sau khi nhận lại đồ, tôi đành vứt luôn chiếc áo sơ mi vì mùi hôi nách rất kinh khủng. Điều đó làm tôi rất khó chịu vì chuyện mượn đồ linh tinh và nhất lại là cho người hôi nách mượn chung đồ. Đành vứt chiếc áo vì mùi hôi nách rất kinh khủng (mặc dù tôi rất tiếc vì đó là chiếc áo đó tôi mua và là chiếc áo mồi của tôi).
Trong công ty, chuyện mượn đồ của nhau là chuyện khó tránh khỏi. Dù trước khi trao đồ cho người mượn, người cho mượn luôn kèm theo lời nhắn giữ gìn cẩn thận, thế mà cuối cùng đâu vẫn vào đấy. Không chỉ với những mối quan hệ tuổi teen, ngoài xã hội, mà còn ngay ở môi trường công sở, người ta vẫn phải kêu trời về thói quen tàn phá đồ đi mượn một cách thản nhiên. Mang sẵn tâm lý không phải đồ của mình nên nhiều chị em cứ dùng tẹt ga, đến khi mang trả thì chủ nhân của nó chỉ biết méo mặt “ngậm đắng nuốt cay”.

chia-tay-chiec-ao-moi-mua-vi-dinh-mui-hoi-nach
Thói quen mượn đồ khiến nhiều người khó chịu
Không phải ai khi sử dụng đồ đi mượn cũng có thói quen “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Thậm chí còn tập cho mình suy nghĩ rằng, không phải đồ của mình nên phải dùng cho tơi tả, chán chê mới thôi, bõ công mượn (!?!). Đó chính là thói xấu nhất của những cô nàng chuyên mượn đồ nơi công sở.
Kể lại lần cho cô em cùng chỗ làm mượn bộ mỹ phẩm hơn 2 triệu mà N.Anh (nhân viên kinh doanh công ty T.T) vẫn thấy tức anh ách. Chẳng phải là người tính toán nên hễ bạn bè, đồng nghiệp nhờ vả gì cô cũng giúp đỡ nhiệt tình. Chính vì lòng tốt ấy mà không ít phen cô phải méo mặt tiếc của vì “lỡ tay” cho người khác mượn đồ. Trong cơ quan có T – cháu họ của sếp lại sở thích “quái lạ” là dùng nhờ đồ người khác. Thấy trong công ty ai có thứ gì mới, y như rằng hôm sau đã thấy T thỏ thẻ nhỏ to mượn về dùng thử ít bữa. Tháng trước, N.Anh vừa chắt chiu tiền lương tậu được mấy món đồ trang điểm, thì đầu tháng này đã thấy T le te hỏi mượn. Không muốn mang tiếng ky bo với đàn em, nhất lại là cháu sếp nên N.Anh đành tặc lưỡi đưa cho T, tất nhiên không quên kèm theo câu nhớ dùng cẩn thận.T dạ dạ, vâng vâng rõ ngọt thế mà đến lúc mang trả cho chủ nhân, hộp phấn nền 10 phần thì 8 phần hỏng hóc. Hộp phấn mắt mới tinh giờ bị lem nhem, màu này lẫn màu kia, có mấy màu còn trơ nguyên cả đáy, nham nhở nhìn rất kinh khủng. Đã thế, chẳng biết cô cháu sếp “quý hóa” quăng quật ở đâu mà bụi bẩn bám đầy ngoài vỏ nhìn rất mất vệ sinh. Thỏi son mới tinh cũng trong hoàn cảnh bi đát không kém, đầu bị vẹt lại chỉ còn một nửa, nom tồi tệ hơn cả mấy thỏi son nhái cùng hãng bán ở chợ Đồng Xuân.
Thói quen mượn đồ khiến nhiều bạn khó chịu
Thói quen mượn đồ khiến nhiều bạn khó chịu
Mà nào phải N.Anh giàu có, tiêu hoang phung phí gì cho cam. Trước khi mua bộ mỹ phẩm này, N.Anh phải cân nhắc và lên mạng tham khảo chán ý kiến của chị em, sau đó mới dám chi tiền rinh về. Chẳng có lấy một lời xin lỗi, hỏi thì T cười tỉnh bơ, đáp gọn lỏn: “Mấy nhỏ bạn em nó lỡ tay làm rơi!” (!?).
 Chưa hết, sinh nhật vừa rồi N.Anh được chồng mua tặng chiếc sơ mi hàng hiệu rất đẹp. Vừa diện được 1 lần lên công ty thì T đã năn nỉ ỉ ôi “Cho em mượn đi chụp hình”. N.Anh cho mượn mà lòng cứ run như cầy sấy, hy vọng T sẽ “bảo toàn tính mạng” cho chiếc áo chồng tặng. Nhưng đến khi H mang trả, cầm chiếc áo nhăn nhúm, bạc phếch và bung chỉ, hàng cúc chạy dọc chiếc áo chiếc còn chiếc “thọt” khiến N.Anh không khỏi sốc. Váy màu trắng mà qua 1 tuần H mượn đã thành màu… cháo lòng. Kinh khủng hơn, H lại mắc bệnh “viêm cánh” nặng. Sau khi nhận lại đồ, dù đã cẩn thận giặt qua mấy lần nước xà phòng và xả vải nhưng cái “mùi đặc trưng rất riêng” của cô nàng vẫn “thoang thoảng”, khiến N.Anh chẳng dám mặc lại chiếc áo lần nào nữa.
Chiếc áo của N.Anh cho bạn mượn có mùi hôi nách rất khó chịu
 Chiếc áo của N.Anh cho bạn mượn có mùi hôi nách rất khó chịu
Nhìn món quà sinh nhật của chồng, N.Anh tức đến phát khóc. Chị em trong phòng phải xúm lại an ủi, cô mới phần nào nguôi ngoai và không cho T một trận.
Vì không muốn chuyện bé xé ra to, chị em nào đen đủi “dây” phải những cô nàng không có văn hóa đi mượn nhưng lại rất thích mượn đồ người khác, thường ngậm ngùi bỏ qua và tự dặn mình rằng “lần sau thì cạch đến già”. Chẳng biết khi chứng kiến thái độ hoảng hốt, bực mình khó chịu của đồng nghiệp, họ có cảm thấy ái ngại và xấu hổ cho hành động của mình?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét