Điều đó khiến giới chuyên môn cảnh báo về khả năng xảy ra “gây hấn
nhỏ” tại Biển Đông vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 bởi khi đó biển lặng
và…
Tham vọng không thay đổi của Trung Quốc
Ngày 10/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hongkong đăng
bài phân tích của một số học giả Trung Quốc xung quanh chuyến thăm làng
chài Đàm Môn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Tập Cận Bình chiều 8/4 cùng những phát biểu mang ẩn ý đe dọa các bên
tranh chấp trên Biển Đông. Bởi đây là động thái chưa từng có tiền lệ của
người mới được bầu làm Chủ tịch nước.
Chiều 8/4, ông Tập Cận Bình đã tới thăm “đại đội dân binh” thị trấn
Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam và hỏi han về hoạt động “bảo
vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khen
ngợi lực lượng này.
Chuyên gia về biển đảo thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương
Hàn Lĩnh coi chuyến thăm ngư dân của ông Tập Cận Bình thực chất là nhằm
vào các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông như Brunei,
Philippines, Malaysia, Việt Nam. Ông Vương Hàn Lĩnh còn cho rằng, chuyến
thăm của ông Tập Cận Bình cùng hoạt động tập trận (trái phép) mới đây
của Hạm đội Nam Hải đang khuyến khích ngư dân Trung Quốc kéo ra đánh bắt
(trái phép) ở Biển Đông.
>> tri hoi nach
Giới truyền thông cho rằng, Trung Quốc đã vận động về “vấn đề Biển
Đông” tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao sau khi lãnh đạo các nước đang có
tranh chấp biển đảo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Malaysia
và Nhật Bản đều vắng mặt.
Ngày 9/4, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan cho rằng, phát biểu của
ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc tại Diễn đàn châu Á Bác
Ngao ở tỉnh Hải Nam hôm 7/4 chỉ là “bề ngoài giương cờ hòa bình, nhưng
thực chất muốn trở thành đại ca khu vực”. Theo đó, Trung Quốc sẽ kiên
quyết theo đuổi cái gọi là “nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ” trong
tranh chấp trên biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với
Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Tàu Ngư chính 46012 của Trung Quốc
Ngày 9/4, tờ Quân giải phóng Trung Quốc đăng bài phỏng vấn ông Tưởng
Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải xung quanh cuộc tập trận 16 ngày của
lực lượng này ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Theo ông Tưởng Vĩ
Liệt, hơn 3 triệu km2 vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền”
(trong đó bao gồm 90% diện tích Biển Đông với “đường lưỡi bò”) là một bộ
phận quan trọng để thực hiện giấc mơ “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa”. Ông
Tưởng Vĩ Liệt cho rằng, Trung Quốc mỗi năm triển khai vài cuộc tập trận
lớn, dài ngày là một “yêu cầu tất yếu khách quan”.
Cũng trong ngày 9/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng bài phân tích
của học giả Greg Torode nhận định, trong thời gian qua với việc sở hữu
tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, Bắc Kinh đã trở nên “không e ngại” trong việc
tăng cường cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên,
việc Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông chỉ là hành động gây
lãng phí thời gian. Bởi dư luận khu vực và quốc tế không đồng tình với
việc Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Tờ Nhân dân nhật báo cho biết, ngày 9/4, Đài Phát thanh Quốc tế Trung
Quốc chính thức lên sóng kênh phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói
Biển Đông) với 6 ngôn ngữ (Trung, Anh, Việt, Malaysia, Philippines và
Indonesia) và phạm vi phủ sóng tới các nước như Việt Nam, Indonesia, khu
vực các đảo trên Biển Đông và tỉnh Hải Nam.
Phát biểu tại lễ khai trương, Tổng giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế
Trung Quốc Vương Canh Niên cho biết: “Tiếng nói Nam Hải” phục vụ nỗ lực
ngoại giao của Trung Quốc nhằm kiến tạo Biển Đông thành “Vùng biển hòa
bình” và “Vùng biển hợp tác”, cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa
của người dân các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông và tàu
thuyền, thuyền viên đi lại khu vực này. Cùng với việc phát sóng “Tiếng
nói Nam Hải”, trang web “Tiếng nói Nam Hải” gồm nhiều thứ tiếng cũng ra
mắt cư dân mạng.
Giới chuyên môn coi đây là việc làm nhằm đưa ra phát ngôn chính thống
cho Chính phủ Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới tranh chấp
lãnh hải trên Biển Đông, cũng như tuyên truyền về các hoạt động tuần
tra, chấp pháp bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông của Bắc
Kinh.
>> hoi
nach
Giới chuyên môn đang quan tâm tới thông tin cho rằng, đề án thành lập
Ủy ban Hải dương Nhà nước (SOC), với tư cách là cơ quan tư vấn và điều
phối cấp cao về hoạt động hải dương ở Trung Quốc đang được xúc tiến.
Cách đây không lâu (12/3), ông Doãn Trác, người thường xuyên đưa ra
những bình luận về các vấn đề hàng hải kiến nghị, một Ủy viên Quốc vụ
hoặc Phó thủ tướng sẽ là người đứng đầu SOC và Bộ Quốc phòng hoặc Hải
quân Trung Quốc nên tham gia tổ chức này.
Tuy nhiên, vấn đề kể trên vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Được biết, từ 7/4, Trung Quốc đã cho
chạy thử tàu tuần tra và cứu hộ biển Hải tuần 01 tại Thượng Hải. Đây là
tàu tuần tra và cứu hộ biển lớn nhất của Trung Quốc với trọng tải 5.418
tấn, dài 128,6m, đạt vận tốc 37km/h và đi được khoảng 18.520km mà không
cần tiếp nhiên liệu.
Ngày 10/4, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cam kết, các ngư dân Trung Quốc trên tàu mắc cạn tại bãi san hô Tubbataha cách đây 2 ngày sẽ bị truy tố
0 nhận xét:
Đăng nhận xét